Mangaworld

Menu
Chat
500
Tham khảo ý kiến
Bạn thích làm gì trong ngày Tết?
Tổng số trả lời: 59
Thống kê
manga world
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » thư viện » japanese » Shounen manga còn gì ngoài bạo lực (ichi news)
Shounen manga còn gì ngoài bạo lực
miew_catDate: Thứ ba, 2010-10-19, 12:03 PM | Message # 1
senior magician
Group: Tech - moderators
Bài viết: 311
khen thưởng: 2
Danh tiếng: 0
Status: offline
Cuối những năm 50 ở Nhật Bản, một nhánh truyện mới ra đời, sâu sắc, thật hơn trong cả cách vẽ lẫn nội dung: Đó là Shounen, truyện tranh dành cho con trai.
Trong Manga Nhật, ta có thể dễ dàng thấy một cảnh các học sinh đánh nhau sứt đầu, mẻ trán hoặc chỉ cần tức giận hoặc xích mích nhỏ cũng có thể dẫn đến ẩu đả, đâm chém. Các hình ảnh này có thể dễ dàng tìm kiếm trong những truyện tranh nổi tiếng của Nhật tại Việt Nam như Teppi, Mankichi – Đại tướng nhóc con… Tuy nhiên, chuyện đó lại không thể xảy ra trong thực tế ở Nhật nhưng cùng nội dung như vậy, nếu một học sinh tại Los Angeles hay California ở Mỹ đọc sẽ liên tưởng ngay đến những bản tin vẫn chiếu hàng ngày trên vô tuyến.
Vai trò của gia đình, nền giáo dục và‎ môi trường sống rất quan trọng trong việc phân biệt những yếu tố hư cấu trong manga và đời thường. Người Nhật và học sinh Nhật biết rất rõ truyện tranh chỉ là hư cấu, đơn thuần mang tính giải trí. Họ tiếp nhận những yếu tố sex và bạo lực trong truyện tranh như một loại hình giải trí đơn thuần, để cười và để quên đi.
Nếu như hình ảnh Cao bồi là hình tượng anh hùng trong truyện tranh của Mỹ, thì Samurai là hình tượng anh hùng của manga Nhật Bản. Ngay từ những năm 1920, khi mới chỉ xuất hiện manga dành cho trẻ em, thì đã xuất hiện hình ảnh các cậu bé anh hùng Samurai. Có thể nói rằng hình tượng người võ sĩ Samurai đã có ảnh hưởng rất lớn đến manga của Nhật Bản, từ loại hình manga dành cho trẻ em, đến loại hình manga dành cho thiếu niên, thanh niên và cả người lớn, trong đó có shounen.
Shounen xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu, ngay thời điểm mà độc giả Việt chưa hề có khái niệm Manga là gì, shoujo là gì thì truyện tranh Tsubasa (Subasa) đã làm mưa, làm gió ở các cửa hàng tạp phẩm. Ngày đó, hình ảnh về những chàng trai chân dài, mắt to đã làm không ít độc giả Việt say mê, tiếp theo thành công đó, những shounen như Jindo – Đường dẫn tới khung thành, 7 viên ngọc rồng, Dấu ấn rồng thiêng, Bác sĩ quái dị… đều có đất sống ở Việt Nam.
Thực tế thì, hiện nay khá nhiều shounen đang quá sa đà vào bạo lực, cũng như shoujo (dành cho nữ) thì lạm dụng quá nhiều chuyện yêu đương nhăng nhít. Tuy nhiên, nhìn chung, những shounen nổi tiếng, sống được trong lòng bạn đọc Việt Nam đều là những cuốn có chất lượng và giàu lòng nhân văn.
Trên diễn đàn Gia đình truyện, nơi tập trung khá đông đảo bạn đọc yêu Manga đều đồng loạt cho rằng, những shounen như 7 viên ngọc rồng, Dấu ấn rồng thiêng… đều đi đúng hướng, cái thiện sau bao nhiêu sóng gió, vượt qua bao nhiêu khó khăn vẫn chiến thắng trước cái ác, một con người bình thường sẽ mang sức mạnh phi thường nếu bạn bè và gia đình mình lâm nguy. Thành viên Shounen-jior bình phẩm rằng: “Đọc shounen mà chỉ để thỏa mãn mấy cái màn đánh đấm thì thà thuê phim chưởng về mà xem còn hơn. Tôi thích đọc 7 viên ngọc rồng để hướng về tính nhân văn mà các nhân vật trong truyện đem lại”.
Ngoài ra, những shounen của Osamu Tezuka – người được mệnh danh là “bố già” trong công nghiệp Manga Nhật Bản như Chim lửa, Bác sĩ quái dị, AstroBoy… luôn được đánh giá cao, ranh giới giữa bạo lực, sex và tính nhân văn trong truyện của ông ít nhiều bị xóa bỏ. Để nói về Tezuka, rất đông người hâm mộ tới dự cuộc triển lãm các nhân vật của ông tại Nhật vào đầu tháng 2 vừa qua đã chứng tỏ vì sao truyện của ông lại thu hút khán giả như vậy.

Tuy nhiên, cũng có những topic được mở ra với những chủ đề như: “Các kiểu giết người trong shounen hay shounen nào đánh nhau nhiều nhất” được mở ra trên các Diễn đàn TogashiFC, ACC... Những hình ảnh đánh đấm, cùng những từ ngữ sặc mùi xã hội đen đã có thời là đề tài nóng bỏng trên truyền thông, không chỉ ở Việt Nam. Bạo lực trong shounen đã từng được nhiều tạp chí nổi tiếng nước ngoài đưa ra bàn luận và đặt hệ quy chiếu vào xã hội Nhật Bản.

Trên tờ People, phiên bản Singapore đã từng cho rằng: “Nhật Bản là mảnh đất khai sinh ra Manga, tuy nhiên, các vụ bạo lực ở đây không nhiều nếu so sánh với các nước trong khu vực và còn ít hơn nếu so với các nước châu Âu. Bên cạnh đó, cuộc sống người dân Nhật chịu quá nhiều áp lực, thực tế chỉ ra rằng, nước Nhật hàng năm có tỷ lệ người tự tử cao nhất, vì thế manga nhiều khi là công cụ giải tỏa hữu hiệu nhất, sex hay bạo lực chỉ là những phương thức giải tỏa phù hợp với quan niệm và người dân Nhật Bản”.
Thông tin đăng trên một tạp chí manga shounen chỉ ra rằng: “Shounen ngày nay không chỉ được vận hành đơn thuần như một nền nghệ thuật thuần tuý, nó còn được đặt trên một nền móng một nền công nghiệp lăng xê, xuất bản khổng lồ và cực kì chuyên nghiệp. Yếu tố thương mại ít nhiều làm ảnh hưởng giá trị nhân đạo, vốn là phần nhiều cốt lõi của Shounen”.

Độc giả Việt và đặc biệt là phụ huynh học sinh vẫn chưa phần nào thích ứng được với shounen, có thể những điều mắt thấy tai nghe là bạo lực nhiều hơn tính nhân văn trong xã hội hư cấu của người Nhật, cũng có thể là rào cản tiếp nhận giữa hai nền văn hóa.



,
3 bước giết người hoàn hảo bằng nụ cười thánh thiện và gương mặt ngây thơ vô tội....
 
Forum » thư viện » japanese » Shounen manga còn gì ngoài bạo lực (ichi news)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Trang web của bạn
  • Tạo trang web riêng cho bạn

  • Copyright MyCorp © 2024