Mangaworld

Menu
Thể loại
My articles [23]
Chat
500
Tham khảo ý kiến
Bạn thích làm gì trong ngày Tết?
Tổng số trả lời: 59
Thống kê
manga world
tổng số người online 1
khách: 1
thành viên: 0
Main » Articles » My articles

Thay đổi cách nhìn về giáo dục
Trước hết cần biết rằng bất cứ một nhà Giáo dục nào cũng chính là kết quả của sự giáo dục mà người đó nhận được, và là kết quả của những nhà giáo dục tiền nhiệm và cứ tiếp tục như thế. Cuộc đời của mỗi người chúng ta đều tuỳ thuộc vào nó. Giáo dục xuất phát cần từ nhận thức tổng thể về cuộc sống, vạn vật... từ đó hướng đến nhận thức về chính mình, nếu làm ngược lại như thói quen, theo bản năng ta đang có thì thật phi lý và thiếu sáng suốt..



Giáo dục người khác, giáo dục một đứa trẻ bắt đầu bằng sự giáo dục chính mình

Các nhà tâm lý nhận ra rằng không có bất kỳ ngoại lệ nào cho quy luật này. Rất nhiều nhà giáo dục lo âu tự hỏi về vấn đề của một đứa trẻ hoặc một thiếu niên: "Nó đi không đúng hướng, nó nói láo, ăn cắp, nhút nhát, hay gây gổ, nham hiểm vv…Nhưng hiếm khi thấy những nhà giáo dục này tự hỏi về chính họ trước bất cứ việc gì khác. Đầy rấy chuyện bắt đứa trẻ phải là đứa mà người ta muốn nó trở thành chứ không phải là đứa trẻ mà đáng lý nó sẽ là.

Bất cứ nhà giáp dục nào cũng phải dẫn dắt đến sự hiểu biết của mình, đến chân lý và sự cân bằng. Bất cứ nhà giáo dục nào cũng phải làm phát triển các khả năng trí tuệ. Nhưng để làm được điều này bắt buộc nhà giáo dục phải chính là (nằm trong/ tỉnh thức) sự khôn ngoan và cân bằng đó! Làm sao ta có thể chỉ rõ được mặt trời nếu như ta không hiểu đến sự tồn tại của nó?. Đến lúc đó sẽ là sự khởi đầu cho con đường giáo dục và trí tuệ của chính nhà giáo dục..

Hãy thử quan sát chín mình xem mỗi ngày tại sao không thể bỏ ra chỉ mười phút để tự xem xét và phát triển mình. Điều đáng buồn là ngay cả khi đã làm như thế đi, khi bắt đầu chỉ nhìn vào lớp vỏ ngoài của chính mình, một tý chút bản ngã gỉ sét, cũng đã đủ làm cho ta hoảng sợ. Ta sợ đối diện với chính mình. sợ sự thật.

Các nhà tâm lý nhận ra sa số con người đã bị đóng cứng trong cái nhà tù quan niệm , trong suy nghĩ của chính mình, "luôn là sự lặp lại thói quen tư duy và hành động vốn có của ngày hôm trước”, hệ quả của nó là các sai lệch nội tại, những ức chế, những mặc cảm. Ta giáo dục cái mà ta cũng không tin chắc vào điều đó thưc sự có chân lý hay không điều này mang đến cho giáo dục vô vàn sai lệch và mất hài hòa. Nguyên nhân trước hết bởi chính người giáo dục đã được giáo dục trong quan niệm đó trên cơ sở sự kết cứng cá tính sẵn có mà ta tích lũy được trong sự nối dài quá khứ của chính mình, điều này mà chỉ có thể nhìn thấy với cảm thức, thái độ rộng mở..

Những điều trên là bình thường vì anh vẫn là anh nhưng bất bình thường ở chỗ anh đang trong vai trò người giáo dục. Ví thử đứa trẻ đang ở đấy với tính tò mò non nớt và một trí tuệ rộng mở cho tất cả mọi thứ. Người ta phải dạy dỗ nó, có nghĩa là giữ nguyên trí tuệ rộng mở nhất có thể được. Một bên, đứa trẻ sẵn sàng thương yêu tất cả mọi thứ, hiểu tất cả, ôm lấy mọi thứ. Bên kia là nhà giáo dục "cứng đơ” với những gì anh ta có. Chẳng có gì khó hiểu khi khí đứa trẻ thắc mắc là : người lớn chẳng hiểu gì cả và thật là mệt khi em cứ phải giải thích cho người lớn hiểu. Ngược lại nhà giáo dục với cái tôi gỉ sét là nghĩ ngược lại. Kết quả là đứa trẻ từ trí tuệ rộng mở chuyển sang một thứ khác và như thế về mặt tinh thần đứa trẻ đã bắt đầu chết. Làm sao có thể phát triển, học hỏi cuốc sống và trưởng thành khi được trao cho nhà giáo dục như vậy.



Giáo dục phân biệt :Bầu trời của con ếch nhìn từ đáy Giếng

Có một hiển nhiên tồn tại là giáo dục đang dựa trên sự thu hẹp bởi những ô cửa sổ dựa bởi tình thần " hẹp hòi” của nhà giáo dục như dân tộc, chủng tộc, tầng lớp, đẳng cấp, họ hàng, dòng tộc…

Điều này tạo ra những mặc cảm, dồn nén, nỗi lo sợ…tạo ra những ý nghĩ sẵn có và thói quen vô thức điều này hiển nhiên nhưng nó bóp nghẹt các khả năng của trí tuệ, con người bị thu hẹp bởi những cửa sổ nhỏ và được giáo dục trong cái nhìn của ô cửa nhỏ đó. Hệ quả con người không hiểu mình là ai, đâu là mục đích của cuộc đời và giá trị đích thực của con người là gì.

Sự giáo dục đó đang được tạo ra bởi cha mẹ, thầy cô, các nhà đạo đức, các triết gia…ở đây giáo dục đã được " chuyên môn hóa”. Cái nhìn hẹp hòi, định khung ,chuyên mốn hóa đó có thể biến con người trở thành cố mãy hiệu quả nhưng không thể trở thành con người có đủ phẩm giá. Con người sẽ không thấy được cái đẹp và cái thiện và sẽ không trở thành một con người được phát triển hài hòa.

Hệ quả của sự giáo dục thu hẹp làm người giáo dục cũng như người học đi lệch việc tìm hiểu động cơ của con người, của chính mình qua đó không thể hiểu được ảo tưởng và những nỗi thống khổ của chính mình để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người, với đồng loại, với cộng đồng với tự nhiên hài hòa.

Và mặc nhiên khi giáo dục không phải là sự mở rộng tâm trí mà thu hẹp trong các ô cửa hẹp của cái tôi nhỏ bé ( thì) nó ngăn cản sự sung mãn của trí tuệ , của cảm thức, làm gì có cơ hội để ngây ngất trước vẻ đẹp của sự sống. Sự giáo dục thu hẹp đó đang mang lại sự lo sợ, sự khích động, thù nghịch… sự lo hãi và cảm giác cũng như nhu cầu tìm kiếm sử che chở, Giáo dục hẹp hòi ở đó không còn là xây dựng mà đã là tàn phá.


Khi Giáo dục, cha mẹ đã bao giờ tự hỏi tại sao mình có con?

Tại sao mình lại có con?. Khi hỏi câu hỏi này có đến 9 phần 10 những người được hỏi ngắc ngứ và trả lời những câu hỏi dựa trên sự ích kỷ hoặc đa phần là vô thức trong khi đây là một nhận thức rất quan trọng.

Các câu hỏi của nhà tâm lý đi vào những hành vi phổ biến nhất trong cuộc sống. Câu trả lời sẽ trả lời rằng vì tôi muốn, nhà tôi muốn, do tai nạn…lỡ kế hoạch, hay cuộc sống nó phải thế….đôi khi là để: nối dõi ( có người cho mình ăn và nhớ đến mình sau khi chết). thế đấy luôn là những câu trả lời không dựa trên sự công tâm, khỏe mạnh và cân bằng

Khi không trả lời cho câu hỏi đó cha mẹ đã tự tước đi lương tri của mình rồi, vậy thì sẽ giáo dục cái gì ? giáo dục bằng phương tiện gì đây, giáo dục trên sự hiểu biết nào và đâu là sự sáng suốt?.



Giáo dục để giải phóng chính mình

Ta đang là gì?. Câu hỏi tại sao và tại sao này luôn được đặt ra và quả thưch ta bị dẫn dắt bởi nỗi lo hãi, mặc cảm tự ty, bị dẫn dẵn bởi những nhận thức mà thâm tâm ta nhận ra có thể nó không đúng, không là chân lý ( bị điều chỉnh bởi giá trị tình dục, tôn giáo, đạo đức…vô vàn giá trị và thiết chế khác ). mà cuộc đời lại đặt nền tảng trên nỗi lo sợ đó mà phần lớn con người không biết, vì nó nằm trong vô thức và bám chặt như gỉ sét tạo thành cá tính của chúng ta.

Sự sợ hãi đó là nguyên nhân của sự tìm kiếm ưu thế trong cuộc sống như quyền lực, thống trị, chuyên quyền, sự rung động nặng nề bởi giá trị vật chất tầm thường…biến chúng thành cái áo giáp tưởng như che đựng được nỗi sợ hãi hay ngộ nhận đã tìm ra được sung sướng hạnh phúc hay trí tuệ giả tạo. Điều này rất nguy hiểm vì nó vô hình, nó luôn tìm cách triệt tiêu các năng lực để con người nhận ra nó, nó khơi dậy các cách giáo dục tiêu cực để củng cố và nuôi dưỡng sự tồn tại của nó…Đây là nguyên nhân của đau khổ, của ham hố chiến tranh hay đơn giản là các hành vi tự sát. Một đứa trẻ không tìm hiểu về tình dục thì làm sao giải tỏa được sự dồn nén tình dục và quá đó tìm ra vai trò và vẻ đẹp hài hòa của tình dục trong cuộc sống.

Thế nên thoát khỏi chính mình đó chính cũng là nhiệm vụ của nhà tâm lý. Nên nhớ Giáo dục chưa bao giờ tốt khi nó được giao cho những kẻ chuyên quyền.



Giáo dục và lòng yêu thương

Điều này vô cùng dễ hiểu bởi các nhà khai sáng đã sống trong chân lý đó và từ lâu chỉ ra cho con người. Nhưng nó sẽ vô cùng khó hiểu khi con người quay lưng với nó, sợ hãi trước sự thật.

Giáo dục và lòng yêu thương là điều hiển nhiên và chân lý đó vững chắc

không tình thương, người ta không thể dạy dỗ, khuất phục, uốn nắn ai, khắc sâu các kiến thức và hành vi tốt đẹp cho ai được.

Tâm lý học nhận ra tình yêu thương là trạng thái sung mãn nội giới. Bất cứ điều gì làm giảm bớt sự sung mãn nội giới sẽ làm giảm tình yêu thương. Cái tôi cá nhân hẹp hòi tham gia đắc lực vào việc ngăn chặn việc phát triển rung động đầy trí tuệ đó. Tuệ giác nhà phật luôn thức tỉnh con người rằng thiếu vắng tình yêu thương trong lòng là những nguyên nhân ngăn cản những rung động đầy quyền năng này . Tình thương yêu thực thụ đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe; và điều này cũng là bình thường bởi vì một tâm trạng cao cả chỉ có thể đạt được sau nhiều lần thanh tẩy ( cái tôi) chính mình.

Người giáo dục lưu ý sâu sắc rằng sự "tưởng” thương yêu và thương yêu, thật sự là những đặc tính hoàn toàn khác nhau. Tình thương yêu đòi hỏi một nội tâm thanh thản: như vậy nó đòi hỏi sự cân bằng, sáng suốt và sức mạnh. Tất cả những gì làm hư hỏng và tổn hại đều biểu hiện sự thiếu vắng thương yêu.

Nhưng bất cứ nhà tâm lý học nào cũng biết có rất ít nhà giáo dục thật sự thương yêu những người họ dạy dỗ. Vả lại rất nhiều khi họ lại chắc chắn tin vào điều trái ngược…Những nhà giáo dục này có một cái nhìn sai lệch về tình yêu thưong. Trong giáo dục, tình yêu thương có nghĩa là ban tặng chớ không phải là lãnh nhận, dù dười bất kì hình thức nào.

Cha mẹ luôn chú khi khi giáo dục con, rất dễ nhầm lẫn khi "tình yêu” và sư "ban tặng” được hiểu sai lệch , từ yêu con thực chất trở thành " tưởng” điều này được tìm thấy ở tất cả những người chuyên quyền, thống trị, độc tài và điều này nó thể hiện qua rất cách hiểu là mình có tình yêu và trách nhiệm cao cả với con , và đang phục vụ cho những gì tương lai cần. Với thầy giáo là sự tận tụy và tốt bụng. Bản chất của sự " Tưởng” ) là tàn nhẫn, được che dấu dưới các điều tận tuỵ và tốt bụng, tại vì bố mẹ vô hình chung giáo dục chuyên quyền bản chất là tìm kiêm sự thống trị .

Nhiều mẹ chuyên quyền " sẽ làm tất cả mọi thứ cho con của họ”. Họ có thể cho cả mạng sống của họ để cứu con họ. Những cái đó không phải là tình thương. Mục đích vô thức của người mẹ là dễ chế ngự đứa trẻ bằng cách chỉ ra rằng mẹ đã "tốt” với con lắm, và mẹ đang ngăn chặn bất cứ sự nổi loạn của con ở các hướng . Nhưng người mẹ không cần tìm hiểu những nổi loại nội tâm của chính mình Mục đích vô thức của mình hay bất cứ kẻ chuyên quyền nào là phải giữ cho bằng được sự an toàn nội tâm, bằng cách nghĩ rằng mình mạnh, được khâm phục và nể nang. Vả lại, bất cứ hành động tự phát nào của đứa trẻ cũng được người mẹ, người cha, người thầy… xem như một sự nổi loạn và cảm thấy như một tát tai. Người mẹ không biết là mình đang nuôi tham vọng của chính mình, chỉ đơn giản làm điều đó vì chính Mẹ và mong muốn đứa trẻ lớn lên theo đúng ý muốn của của Mẹ. Nói cho cùng, người Mẹ lúc này bị sự điều khiển bởi sự ích kỷ trá hình có trong chính mình mà thôi. Mà cái " tôi” có tên là " sự ích kỷ” trá hình vô cùng tình vi không dễ gì người mẹ nhận ra được.

Một trường hợp thông thường khác. Có nhiều người cha lấy cớ cho sự cứng rắn, nghiêm khắc khi giáo dục. Người cha tự tôn vinh vì cho rằng đã có những quan điểm (kinh nghiệm) không thể lay chuyển, nhận tưởng đó là sức mạnh và lý trí, đương nhiên là họ không đạt được mục đích nếu không nói là thảm họa nếu người này làm chủ gia đình. Họ cũng không vì con họ mà vì chính họ , nhà tâm lý nhận thấy bản chất sâu lắng của họ là nỗi sợ hãi. Tính cách "thương tâm” của người cha đó đã đưa con họ và chính họ rời xa tình yêu thương…

Các thầy giáo, cha mẹ… Làm sao có thể nói là họ "thương yêu”, nếu họ cứ thúc đẩy sự chia rẽ trong nhận thức của trẻ nhân danh sự giàu sang hoặc nghèo nàn… giáo dục chia rẽ đảng phái..dân tộc, loại giáo dục đó làm hư hỏng xã hội là tác nhận của chiến tranh... cách giáo dục đó làm hư hỏng các khả năng tổng thể của đưa trẻ. trong khi tình yêu thương không bao giờ làm hư hỏng và không bao giờ tách rời.

Không cứ trong giáo dục, tình yêu thương nền tảng của mọi sự tồn tại, là môi trường để phát triển trí tuệ, thứ trí tuệ ánh sáng rực rõ mà con người tìm ra trong chính mình.



Giáo dục phải là HỢP TÁC trong sự khiêm tốn

Nhiều bậc giáo dục coi đó là hành vi dậy dỗ, và đây là cơ sở của mọi hành vi giáo dục mà đứa trẻ nhận được từ bề trên của chúng. Mặc nhiên rất nhiều nhà giáo dục họ có cảm tưởng họ là cấp trên những người mà họ dạy. Đậy là một điều thật là sai lầm.

Với sự giáo dục thực thụ, sẽ không được có kẻ trên người dưới, nhưng phải có sự hợp tác toàn diện. Nếu chúng ta dạy dỗ một người, chúng ta cũng học từng ấy thứ mà người đó học của chúng ta. Giáo dục là sự trao đổi quan điểm thường xuyên và đứa trẻ và người thiếu niên muốn học hỏi và phát triển sự sáng suốt của chúng ta. Trong khi nhiều nhà giáo dục đã ngừng học và "cứng đờ”. Hơn nữa, mỗi khi có cảm giác tự tôn, thì sẽ có nguy cơ chuyển giao một cách độc đoán những gì mà người ta cho là chân lý và họ nhồi " chân lý " đó cho trẻ trong khi đáng ra mỗi người ( đứa trẻ cũng như nhà giáo dục) phải tự tìm lấy nó.

Người giáo dục (các bậc cha mẹ hoặc thầy cô ) phải là một tinh cầu sáng chói… nhưng đáng tiếc rất trong số họ là những cục sắt gỉ cứng đơ và tối sầm khi họ rất cần cảm thấy mình là bề trên (bản chất là trường hợp của những người bị mặc cảm tự ti, của tất cả những người chuyên quyền). Vì vậy đó là một nhu cầu bệnh hoạn của sự kính trọng (thường là vô thức), sự tôn kính, khâm phục, họ muốn con họ, học trò của họ những người được giáo dục phải chấp nhận vô điều kiện các chỉ thị, sự thật, nguyên tắc; họ sẽ trở nên thù địch nếu người kia không làm như thế.

Hãy xem một phản ứng tâm lý: Con của ta khi chấp nhận uy quyền, ví dụ ta quát nó vì không tập trung khi học, khi ăn , là lúc đứa trẻ lập tức bị ức chế trí tuệ, cảm xúc và hơn hết là sự tự phát triển của nó. Đứa con bị bắt buộc phải thu hẹp sự sáng suốt và tinh thần của nó. Ngăn cản nó nhận thức các giá trị nhân bản tương ứng với chính con người của nó. Trong khi thực chất người quát con ( bố mẹ, nhà giáo dục) có được cảm giác uy quyền để cứu vớt sự bất lực của chính mình… một sự rối loạn tâm lý dễ bắt gặp ở các phòng thăm khám tâm lý khi cha mẹ đưa con đi khám tâm lý thì nhà tâm lý nhận ra vấn đề còn là ở bố, mẹ. Lúc này nhà giáo dục lẫn người được ( bị) giáo dục là nguyên nhân và kết quả của nhau.

Vậy nên, nhà giáo dục phải đắm mình trong sự khiêm tốn sâu lắng. và ngày nào cũng phải học thêm, giáo dục người khác chẳng qua là tự giáo dục mình. Chỉ có sự khiêm tốn với cho phép nhà giáo dục giữ được một tinh thần cởi mở và sẵn sàng. Dạy dỗ một đứa trẻ có nghĩa là "đặt mình vào vị trí của nó”. Làm sao người ta có thể làm việc đó nếu tâm trí của họ chứa đầy cặn bã kiềm hãm trí tuệ và khóa chặt nó lại?

Một nhà giáo dục thực thụ phải nội tâm sung mãn. Giáo dục là ban tặng và không hề nghĩ đến việc nhận lấy. Điều đó có thể khó nhưng là chân lý, đối với các bậc cha mẹ, thầy cô thì sự giáo dục là vinh dự, sự biết ơn và quyền lực phải không là cái gì cả. Người giáo dục không hề có cảm giác ưu thế, và không hề muốn áp đặt bất cứ điều gì.Việc của họ là dậy dỗ và sâu hơn là hợp tác và việc tiếp nhận kiến thức là việc của người kia, việc đó rõ ràng.



Giá trị đích thực của con người.

Ta còn khuyết thiếu, điều đó không ngăn cản được ta sáng tạo. Đó là thực tế, hay có thể nói: để bắt đầu không bao giờ là muộn.

Nhà giáo dục đích thực sẽ làm việc với đầy đủ sự sung mãn nội tâm. Đây là một điều luật vô cùng khắt khe nhưng cũng vô cùng đẹp như ánh nắng mặt trời. Đương nhiên chỉ có thể đạt được điều đó thông qua tự giáo dục, thông qua thanh tẩy "cái tôi”. Tách mình ra khỏi nó để đạt được cần bằng và hài hòa.

Con người tự giáo dục vươn tới giá trị thật mà ở đó nhà vật lý Albert Einstein nói : Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi anh ta giải phóng cái tôi đã đạt đến mức độ nào và theo nghĩa gì.

Quả vậy , kiến thức Tạo Hóa trao gửi đến tất cả mọi người, và không có lý do gì mở toang cách cửa lớn của mình để đón nhận, chân lý không của riêng ai và các nhà giáo dục bắt đầu trở nên trưởng thành khi nhờ đó thức tỉnh chính mình. Nhà văn Henry Miller khi ngồi trước bữa tiệc thịnh soạn của vẻ đẹp cuộc sống nhận ra và thốt lên rằng : tất cả chúng ta đều tham gia vào công việc sáng tạo; tất cả chúng ta đều là vua, thi sỹ, nhạc sỹ; và công việc còn lại của chúng ta là hãy tự cởi mở như những nụ hoa sen để khám phá những gì tồn tại trong chúng ta
Category: My articles | Added by: ghost (2011-01-31) | Author: Nhiều tác giả
Views: 502 | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Trang web của bạn
  • Tạo trang web riêng cho bạn

  • Copyright MyCorp © 2025