Mangaworld

Menu
Chat
500
Tham khảo ý kiến
Bạn thích làm gì trong ngày Tết?
Tổng số trả lời: 59
Thống kê
manga world
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » thư viện » japanese » đặc điểm của manga nhật bản (1)
đặc điểm của manga nhật bản (1)
Im_stupidDate: Thứ ba, 2010-11-30, 11:01 AM | Message # 1
warior
Group: Administrators
Bài viết: 31
khen thưởng: 0
Danh tiếng: 0
Status: offline
Trẻ em – Kodomo
Con trai – Shonen
Con gái – Shoujo
Thanh niên (Young men) – Seinen
Nữ đứng tuổi (Ladies) – Redisu
Nữ đứng tuổi + Nội dung người lớn – Redikomi
Nam đứng tuổi + Nội dung người lớn – Seijin
Những truyện nghiêm túc: Gekiga

Kodomo

Kodomo dành cho những trẻ em còn rất nhỏ và đang học đọc. Chúng sẽ sớm chuyển sang đọc shoujo hay shonen, phụ thuộc vào việc chúng là nam hay nữ (tất nhiên! )

Shonen

Shonen manga dành cho con trai từ 6 đến 18 tuổi. Tất nhiên là những tuổi quá vẫn có thể đọc nhưng hiếm khi người ta thấy hai nam, một 15 tuổi, một 30 tuổi cùng đọc chung một tờ magazine.
Với những cậu còn nhỏ thì có những magazine như KoroKoro Komikku (CoroCoro Comic), có đăng bộ nổi tiếng Doraemon của tác giả Fujiko F.Fujio
Với những cậu lớn hơn thì thường đọc Shuukan Shonen Jump (Weekly Boys' Jump), thường có những bộ kiểu như bộ Dragon Balls hoặc sê ri về bóng rổ Slam Dunk.

Shoujo

Shoujo manga dành cho các cô bé 6-18. Tuy nhiên giống như Shonen, nhiều người lớn tuổi hơn vẫn đọc shoujo. Người ta thường bảo là shoujo là dành cho nữ nói chung và shonen là dành cho nam nói chung; cũng không có nghĩa là con gái không được đọc shonen và con trai không được đọc shoujo.
Một trong những tạp chí shoujo nổi tiếng là Nakayoshi (Pals). Người ta biết đến nó bởi sê ri nổi tiếng Bishoujo Senshi Sailor Moon (Pretty Soldier Sailor Moon) của Naoko Takeuchi, câu chuyện về một nhóm chiến binh (thôi nhé… khỏi kể). Nó cũng là tạp chí cho đăng Magic Knights Rayearth của nhóm tác giả CLAMP.

Seinen

Một thể loại khó định nghĩa? Seinen manga dành cho nam từ độ tuổi 15 đến 40.
Để thể loại seinen tồn tại, nhà xuất bản Shougakuken đã cho xuất bản một magazine manga dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Trong tờ magazine Big Comic, họ đã cho đăng một số lớn truyện trong đó có cả Golgo 13 của Takao Saitou, về một sát thủ chuyên nghiệp và bộ Hotel của Shoutarou Ishinomori về cuộc sống ở khách sạn.
Big Comic magazine còn chia ra: Big Comic Original (mọi lứa tuổi), Big Comic Spirits (tuổi 20-25), Big Comic Superior (tuổi 25-30), and Big Gold (tuổi 20-50).

Redisu

Lại một thể loại khó định nghĩa? Redisu là bản dành cho nữ của seinen. Số lượng các chủ đề của redisu cũng nhiều không kém seinen
Một trong những tạp chí đáng xem là Yan Mama Comic, tạp chí dành cho những bà mẹ trẻ cố gắng hoà nhập vào xã hội Nhật Bản. Ví dụ như bộ Kouen no Shikitari (Rules of Behavious in the Park) nói về một bà mẹ đến thăm công viên ở địa phương và cách để được những người mẹ khác ở đây chấp nhận.

Redikomi & Seijin

Loại truyện người lớn… Nếu bạn muốn tìm hiểu về hent*i thì nên tự tìm lấy vì giới thiệu về thứ này rất chi là…

Gekiga

Không phải tất cả manga đều có mục đích giải trí đơn thuần. Nhiều manga được người đọc đọc để hiểu biết thêm về lịch sử, chính trị, hoặc những kiến thức khác… Một trong những magazine như thế là Garo, ra đời từ năm 1964. Câu chuyện đầu tiên là Kamui, của tác giả Sampei Shirato, thể hiện một cách nhìn lịch sử về các ninja và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội Nhật thời phong kiến. Hầu hết các truyện đều rất hay và hấp dẫn. Garo bây giờ vẫn tiếp tục xuất bản hàng tháng… sau khoảng thời gian gần 40 năm.

 
Forum » thư viện » japanese » đặc điểm của manga nhật bản (1)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Trang web của bạn
  • Tạo trang web riêng cho bạn

  • Copyright MyCorp © 2024